Nhập nhèm nguồn gốc thực phẩm

Nhập nhèm nguồn gốc thực phẩm

08/01/2019 | Tác giả: Quốc Định


Sản phẩm có mã QR là xu hướng và đòi hỏi bắt buộc hiện nay để người tiêu dùng có thể truy cập thông tin, đồng thời tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Nhưng đây chưa phải là cam kết cho sản phẩm an toàn, khi trên thị trường hiện nay đang tràn lan sản phẩm có truy xuất nguồn gốc tự xưng.

Nhập nhèm nguồn gốc thực phẩm

Thói quen đi mua hàng lâu nay của chị Nguyễn Thị Huế (quận 1, TP HCM) là tra mã QR, bởi chị không đủ lòng tin vào những sản phẩm đang được bày bán hiện nay. Ngoài ra, chị cho rằng việc được tiếp cận toàn bộ thông tin về quy trình sản xuất sản phẩm, là nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng. Thế nhưng, không phải lúc nào chị cũng hài lòng với những gì mình nhận lại. “Người bán hàng họ nói sản phẩm hữu cơ, em hỏi, nhìn trên bao bì không thấy chỗ nào cho tôi tra là sản phẩm hữu cơ thì làm thế nào có thể biết được sản phẩm đúng là hữu cơ, thì họ không trả lời rõ ràng” - chị Huế thắc mắc.

Thực tế, trên thị trường hiện đang có sự nhập nhèm giữa thực phẩm minh bạch thực sự và thực phẩm có truy xuất nguồn gốc tự xưng. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến, đặc biệt đối với những sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm handmade hay từ các mô hình khởi nghiệp, thiếu sự giám sát, chứng nhận từ ngành chức năng. Sự thiếu trách nhiệm của nhà sản xuất khiến người tiêu dùng bối rối, rất khó nhận biết đâu là sản phẩm thực sự an toàn như công bố. 

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cho biết: “Có nhiều doanh nghiệp dán mã QR lên sản phẩm của mình và nói đã có truy xuất nguồn gốc, nhưng sau khi quét mã QR thì chỉ có mỗi tên doanh nghiệp, không biết sản phẩm trồng ở đâu, bón cái gì, giống ra làm sao, có sử dụng thuốc trừ sâu không, sinh học hay gì, không thấy”.  

Theo các chuyên gia, mã QR chỉ là công cụ để người tiêu dùng tiếp cận thông tin, chứ không phải là cam kết về thực phẩm sạch. Do vậy, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tự hoàn thiện quy trình sản xuất, đạt các chứng nhận, và đưa các thông tin đến người tiêu dùng, thì vẫn cần các đơn vị độc lập để kiểm chứng thông tin đó.

Ngành thực phẩm đang hướng tới an toàn, chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đây không chỉ là nhu cầu, mà còn là xu thế tất yếu để doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường. Quyền được tiếp cận các thông tin minh bạch của người tiêu dùng cũng chính là mệnh lệnh để người sản xuất có trách nhiệm hơn. Trong khi đó, vai trò định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, để nông dân cùng xây dựng, quản lý giá trị sản phẩm, kết nối với doanh nghiệp; ổn định được thu nhập thì sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Theo Đại Đoàn Kết


Tags

Chia sẻ trên

07/01/2019 | Đăng bởi: Chánh Tài

Amazon “lột xác” để chinh phục thị trường nông thôn Ấn Độ

Để chinh phục thị trường nông thôn Ấn Độ, Amazon đã thực sự “lột xác” với hàng loạt thay đổi, giúp mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn với hàng trăm triệu khách hàng không có tài khoản ngân hàng và những chiếc smartphone đắt tiền hay thậm chí địa chỉ cụ thể giao hàng.

08/01/2019 | Đăng bởi: Duyên Duyên

Ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu xuất khẩu 42-43 tỷ USD năm 2019

Trong năm 2019, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội cho nông sản Việt Nam thâm nhập các thị trường mới, nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá mục tiêu này sẽ khả thi.

07/01/2019 | Đăng bởi: GCA

Tôm hùm New Zealand 'tìm đường' vào các kênh online của Trung Quốc

Nhà xuất khẩu tôm hùm lớn nhất New Zealand Fiordland ngày 6/1 đã công bố kế hoạch tiếp cận thị trường mua sắm trực tuyến rộng lớn của Trung Quốc bằng cách cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến và giao hàng tận nhà đối với sản phẩm này dành cho các khách hàng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2019.