Ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu xuất khẩu 42-43 tỷ USD năm 2019

Ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu xuất khẩu 42-43 tỷ USD năm 2019

08/01/2019 | Tác giả: Duyên Duyên


Trong năm 2019, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội cho nông sản Việt Nam thâm nhập các thị trường mới, nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá mục tiêu này sẽ khả thi.

Ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu xuất khẩu 42-43 tỷ USD năm 2019

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2018, ngành nông nghiệp đã hoàn thành và vượt 5/5 chỉ tiêu với mức cao.

Trong đó, một số chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc như tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76%, trong khi Chính phủ giao chỉ từ 2,8 đến 3%. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,86%, cũng cao hơn kịch bản tăng trưởng đề ra là 3,25%; kim ngạch xuất khẩu đạt 40,02 tỷ USD, cao hơn mức 36-37 tỷ USD mà Chính phủ giao.

Ngoài ra, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%; tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 42,4%...

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp, nông thôn Việt Nam vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Đó là cơ cấu lại nông nghiệp mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và người dân chưa trở thành phổ biến, chủ đạo; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.

Xét về thị trường tiêu thụ nông sản, Bộ Nông nghiệp đánh giá dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn là khâu yếu. Cụ thể, công tác dự báo cung, cầu còn bất cập nên có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng nông sản bị tồn đọng, tiêu thụ bị chậm, giá giảm, nhất là vào thời điểm thu hoạch chính vụ, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân hoặc nguồn cung thiếu nên giá tăng cao...

Về kế hoạch năm 2019, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 42-43 tỷ USD, cao hơn 2-3 tỷ USD so với năm 2018. Nếu đạt được mục tiêu này thì ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ xác lập kỷ cao xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Đánh giá về kế hoạch này, Bộ Nông nghiệp cho rằng mục tiêu này là khả thi vì các FTA mới có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội cho nông sản Việt Nam thâm nhập các thị trường mới.

Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch đề ra vẫn cần nâng cao chất lượng phân tích dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm. Song song với đó, chất lượng hàng hoá cần được chú trọng để tiếp tục nâng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt.

Theo Vneconomy


Tags

Chia sẻ trên

08/01/2019 | Đăng bởi: Quốc Định

Nhập nhèm nguồn gốc thực phẩm

Sản phẩm có mã QR là xu hướng và đòi hỏi bắt buộc hiện nay để người tiêu dùng có thể truy cập thông tin, đồng thời tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Nhưng đây chưa phải là cam kết cho sản phẩm an toàn, khi trên thị trường hiện nay đang tràn lan sản phẩm có truy xuất nguồn gốc tự xưng.

08/01/2019 | Đăng bởi: Chu Khôi

Chăn nuôi đặt mục tiêu vào nhóm xuất khẩu tỷ USD năm 2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành kịch bản tăng trưởng ngành nông nghiệp 2019 và kế hoạch hành động để đạt được kịch bản đề ra. Theo đó, năm nay phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản lên 43 tỷ USD (tăng 3 tỷ USD so với năm 2018), trong đó: sản phẩm trồng trọt 21 tỷ USD; sản phẩm chăn nuôi 0,8 tỷ USD; thủy sản 10,5 tỷ USD; lâm sản 10,5 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng khác.

07/01/2019 | Đăng bởi: Chánh Tài

Amazon “lột xác” để chinh phục thị trường nông thôn Ấn Độ

Để chinh phục thị trường nông thôn Ấn Độ, Amazon đã thực sự “lột xác” với hàng loạt thay đổi, giúp mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn với hàng trăm triệu khách hàng không có tài khoản ngân hàng và những chiếc smartphone đắt tiền hay thậm chí địa chỉ cụ thể giao hàng.