Chuyển đổi số

Chuyển đổi số để thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam

06/08/2021 | Tác giả: Hải Yến


Chuyển đổi số trong nông nghiệp được xác định là một hành trình xuyên suốt, liền mạch để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam.

Chuyển đổi số để thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), ông Đặng Duy Hiển, Phó Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT cho biết, đơn vị đã hoàn thiện dự thảo “Kế hoạch Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030”.

Theo ông Hiến, dự kiến từ nay đến hết năm 2021, Ban chỉ đạo sẽ phê duyệt và ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030”, sau đó hoàn thiện nâng cấp hạ tầng một số phòng họp, rà soát và đồng bộ hệ thống dữ liệu, tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số.

Ông Hiến cũng cho rằng, trước mắt phải khắc phục sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ về chuyển đổi số giữa một số đơn vị của Bộ. Thêm vào đó là cải thiện hệ thống hạ tầng đã cũ, lạc hậu, nhất là băng thông mạng.

Ngoài ra, cũng cần có thêm nguồn kinh phí đầu tư cho quá trình chuyển đổi số và phải chuyển đổi được nhận thức, có được sự vào cuộc của trưởng các đơn vị.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định chuyển đổi số sẽ góp phần chuyển đổi quản trị trong nông nghiệp.

Còn theo ông Nguyễn Phú Tiến, Cục phó Cục Tin học hóa, Bộ TT-TT, để mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được thành công, ông Tiến cho rằng cần có thông tin đánh giá hiện trạng cụ thể hơn về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Từ đó, vạch ra mục tiêu cụ thể, rõ nét và chi tiết hơn trong mục tiêu chuyển đổi số trong từng lĩnh vực.

Đại diện Bộ TT-TT cũng kiến nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan có thêm chỉ đạo để có định hướng rõ nét hơn về chuyển đổi số trong toàn ngành nông nghiệp. Từ đó đưa ra một tầm nhìn, quan điểm xuyên suốt cho toàn ngành.

Trước những ý kiến của các đại biểu tham gia cuộc họp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ góp phần chuyển đổi quản trị trong nông nghiệp.

Do đó, Bộ NN-PTNT sẽ tham khảo ý kiến của các đơn vị, đặc biệt là Bộ TT-TT để quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Theo đó, đề nghị Bộ TT-TT mở lớp đào tạo phổ biến kiến thức về CNTT cho các cán bộ chủ chốt của Bộ NN-PTNT.

“Tôi đã đề nghị Bộ TT-TT cử chuyên gia sang Bộ NN-PTNT khảo sát, đánh giá về hiện trạng hạ tầng CNTT của Bộ, xác định cái gì cần đầu tư, cái gì đầu tư trước, cái gì đầu tư sau, tránh lãng phí”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Theo Bộ trưởng, khó khăn trong nhân sự công nghệ thông tin cho chuyển đổi số trong nông nghiệp có thể do thu nhập không hấp dẫn như làm cho các doanh nghiệp chuyên biệt về lĩnh vực này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng có thể giải quyết bằng phương án thuê người giải quyết từng phần công việc chứ không cần nhân sự cố định.

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/


Chia sẻ trên

06/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Doanh nghiệp Việt Nam được chọn hỗ trợ chuyên sâu trong công nghệ nông nghiệp

Tại Chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đầu tư trong công nghệ nông nghiệp đã lựa chọn được một số doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có cả Việt Nam để hỗ trợ chuyên sâu trong công nghệ nông nghiệp.

06/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Đột phá từ nghị quyết về "tam nông"

Hơn 10 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW (ngày 5/8/2008) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã có những cách làm sáng tạo, đi đầu từ nhận thức đến hành động cụ thể. Nghị quyết về "tam nông" như luồng gió mới, khích lệ nông dân Quảng Ninh năng động, đổi mới tư duy trong phát triển sản xuất, thể hiện rõ vai trò chủ thể trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

05/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất cần những dự án có tính kết nối và liên kết vùng

Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa kinh tế, địa chiến lược quan trọng, hội đủ những yếu tố, tiềm năng, thế mạnh của kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước. Để vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển cần đầu tư hệ thống giao thông, tạo sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là TP Hồ Chí Minh với đồng bằng sông Cửu Long.