Công nghệ nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam được chọn hỗ trợ chuyên sâu trong công nghệ nông nghiệp

06/08/2021 | Tác giả: Hải Yến


Tại Chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đầu tư trong công nghệ nông nghiệp đã lựa chọn được một số doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có cả Việt Nam để hỗ trợ chuyên sâu trong công nghệ nông nghiệp.

Doanh nghiệp Việt Nam được chọn hỗ trợ chuyên sâu trong công nghệ nông nghiệp

Công nghệ quản lý trang trại nuôi tôm của Công ty Jalatech (Indonexia) là 1 trong 9 doanh nghiệp được chọn có giải pháp công nghệ nông nghiệp đột phá, sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ tiếp cận thị trường Việt Nam. Chương trình được tài trợ bởi Chính phủ Úc thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển (Aus4Innovation) kết hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Nhiều giải pháp công nghệ nông nghiệp được áp dụng vào hỗ trợ tại thị trường Việt Nam.

Được biết, Chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đầu tư trong công nghệ nông nghiệp (GRAFT Challenge Vietnam 2021) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp triển vọng trên toàn cầu tiếp cận thị trường Việt Nam. Qua đó, đưa công nghệ vào ứng dụng thực tiễn và giải quyết những thách thức cấp bách nhất của ngành nông nghiệp thực phẩm.

Cùng với đó, GRAFT Challenge Vietnam 2021 đã nhận được các giải pháp đột phá từ các công ty công nghệ nông nghiệp đến từ 16 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có Việt Nam, Hoa Kỳ, Israel, Úc, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Đồng thời, các giải pháp công nghệ được lựa chọn rất đa dạng như ứng dụng Internet vạn vật (IoT). Tích hợp để cải thiện chất lượng nước trong hệ thống nuôi trồng thủy sản, các giải pháp vi sinh vật thân thiện với môi trường để quản lý sức khỏe cây trồng, hệ thống giám sát và kiểm soát vi khí hậu để tăng cường tính an toàn và tiết kiệm năng lượng trong chăn nuôi...

Hầu hết các doanh nghiệp đã đăng ký tham dự Chương trình GRAFT Challenge Vietnam 2021 đều đã ở giai đoạn trưởng thành và đang tăng trưởng doanh thu, hoặc đã tốt nghiệp một chương trình tăng tốc khởi nghiệp toàn cầu và đã kêu gọi được vốn đầu tư.

Chia sẻ về điều này, ông Justin Ahmed, Trưởng đại diện Chương trình GRAFT Challenge Vietnam 2021 cho hay: “Năng lực của các doanh nghiệp tham gia năm nay vượt xa cả kỳ vọng vốn đã rất cao của chúng tôi. Mặc khác, các giải pháp đều đã sẵn sàng ứng dụng trên thị trường. Từ đó, sẽ giúp rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam giải quyết những thách thức khó khăn nhất mà họ đang gặp phải”.

Cùng với đó, thực phẩm và nông nghiệp là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong hoạt động hỗ trợ phát triển của Chính phủ Úc tại Việt Nam, và chúng tôi tin rằng những doanh nghiệp được chọn này có tiềm năng thúc đẩy một làn sóng đổi mới sáng tạo tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam”.

Theo dự kiến vào tháng 8/2021, 9 doanh nghiệp được chọn như: CropIn và AgNext Technologies của Ấn Độ, Hillridge của Úc, Tepbac của Việt Nam, Jalatech của Indonesia… sẽ bắt đầu khóa hỗ trợ chuyên sâu kéo dài 15 tuần của Chương trình GRAFT Challenge Vietnam 2021.

Qua Chương trình GRAFT Challenge Vietnam 2021, các doanh nghiệp sẽ được kết nối và nhận được những tư vấn từ mạng lưới các chuyên gia, cố vấn, chi tiết về những giải pháp công nghệ khi áp dụng tại thị trường Việt Nam.

Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/

 


Chia sẻ trên

05/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất cần những dự án có tính kết nối và liên kết vùng

Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa kinh tế, địa chiến lược quan trọng, hội đủ những yếu tố, tiềm năng, thế mạnh của kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước. Để vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển cần đầu tư hệ thống giao thông, tạo sự kết nối giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng, liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là TP Hồ Chí Minh với đồng bằng sông Cửu Long.

06/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Chuyển đổi số để thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam

Chuyển đổi số trong nông nghiệp được xác định là một hành trình xuyên suốt, liền mạch để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam.

05/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Nguy cơ dư thừa 600.000 tấn rau củ quả tại các tỉnh phía Nam

Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp từ đầu năm 2021 đến nay vẫn đạt 3,82%. Bên cạnh đó, năng suất nhiều sản phẩm chủ lực tăng mạnh, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và tăng trưởng của cả nước.