Xuất khẩu gạo đạt trên 3 tỷ USD

Xuất khẩu gạo đạt trên 3 tỷ USD

10/01/2019 | Tác giả: Nam Khánh


Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt trên 3 tỷ USD, giá trung bình 502 USD/tấn. Tỷ trọng gạo xuất khẩu chất lượng cao đã tăng tới 80%.

Xuất khẩu gạo đạt trên 3 tỷ USD

Chiều 9/1, tại hội nghị tổng kết Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) năm 2018, ông Nguyễn Như Cương, Cục trưởng Trồng trọt cho biết, tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo thời gian đang đi đúng hướng. Xuất khẩu lúa gạo năm 2018 ước đạt 3,03 tỷ USD, tăng 16,1% về giá trị so với năm 2017.

Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu năm qua đã tăng từ 452 tấn/năm (năm 2017) lên 502 USD/tấn, trong đó tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm tới 80%.

Năm qua, diện tích lúa cả nước ước đạt 7,57 triệu ha, giảm khoảng 138 nghìn ha so với năm trước. Diện tích giảm chủ yếu do việc chuyển đổi từ đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, rau mầm có hiệu quả kinh tế cao hơn.  Sản lượng lúa đạt gần 48 triệu tấn, tăng 1,22 triệu tấn so vơi năm trước.

Năm 2019, ngành lúa gạo tiếp tục tập trung đi theo hướng sản xuất bền vững, tăng sản xuất các giống lúa chất lượng để nâng cao chất lượng, giá trị tại thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó lưu ý về vấn đề an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Năm 2019, Cục Trồng trọt đưa ra kế hoạch xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt khoảng 3 tỷ USD. Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọ cho rằng, về lúa gạo, năm 2018 là năm “được mùa, được giá”.

“Từ lúa gạo không có tên tuổi, trong 2-3 năm vừa rồi, chuyển nhanh, tới 80% xuất khẩu là gạo chất lượng cao. Trong đó, ngoài nhóm gạo hạt dà, còn có loại gạo hạt ngắn là Japonica (giống gạo Nhật) giá “nghìn đô”- cũng là cây chịu lạnh tốt, phù hợp với vụ Đông Xuân”- ông Định nói.

Theo ông Định, đến nay, khâu chế biến gạo của Việt Nam cũng được đầu tư nâng cao,từ tách màu, đánh bóng…. Tới đây, nếu nếu có chính sách hỗ trợ gạo Japonica sẽ tăng giá trị tốt hơn.

Về vấn đề an toàn thực phẩm,truy xuất nguồn gốc, ông Định cũng lưu ý: “Nếu không kiểm soát được quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, minh bạch trong truy xuất nguồn gốc; đến Trung Quốc trước đây khá dễ dãi  và cũng làm “hư” nông dân chúng ta, nhưng bây giờ cũng yêu cầu rất khắt khe trên các loại nông sản”- ông Định nói.

Cũng theo ông Định, hiện với các loại nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít, chôm chôm… đang được họ áp dụng truy xuất nguồn gốc. Theo các nhà xuất khẩu, giá trị xuất khẩu theo chính ngạch gấp 2-3 lần so với xuất tiểu ngạch. “Do vậy, nếu không chuyển nhanh, thì tới đây sẽ rất khó khăn”- ông Định nói.

Theo Tiền Phong


Tags

Chia sẻ trên

10/01/2019 | Đăng bởi: Thanh Lâm

Cuộc đổ bộ nhượng quyền thương hiệu

Trong hơn 10 năm trở lại đây, có tới khoảng 200 DN với nhiều thương hiệu, nhãn hiệu thuộc các ngành hàng khác nhau được cấp phép nhượng quyền tại Việt Nam. Dự báo trong thời gian tới, Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ cho hình thức này phát triển.

10/01/2019 | Đăng bởi: Thanh Hải

Ngành chăn nuôi gian nan hơn với CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ năm 2019. Ngành chăn nuôi được dự báo là một trong các ngành hàng dễ bị “tổn thương” trong bối cảnh mới. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, về những khó khăn mà ngành chăn nuôi phải vượt qua để nắm bắt cơ hội từ CPTPP.

10/01/2019 | Đăng bởi: GCA

[Infographics] Kinh tế chia sẻ - tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam

Những năm gần đây, tại Việt Nam nổi lên 3 loại hình dịch vụ kinh tế chia sẻ là vận tải trực tuyến, chia sẻ phòng ở và cho vay ngân hàng. Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác cũng đã hình thành như du lịch, chia sẻ chỗ làm việc, gửi xe, chia sẻ nhân lực.