Nông nghiệp 4.0: Không “lên tàu”, nguy cơ tụt hậu

Nông nghiệp 4.0: Không “lên tàu”, nguy cơ tụt hậu

17/11/2018 | Tác giả: Đình Thắng


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để cơ cấu lại nền nông nghiệp, ứng dụng KH-CN tiên tiến để phát triển nông nghiệp bền vững. Nếu chúng ta để tuột mất cơ hội đáp “chuyến tàu thứ tư” này thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn.

Nông nghiệp 4.0: Không “lên tàu”, nguy cơ tụt hậu

 Một số doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thuỷ canh hồi lưu; nuôi trồng không sử dụng đất, không tưới nước, nhằm đảm bảo môi trường tốt cho cây. 

PGS-TS Đinh Dũng Sỹ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) đã có những trao đổi thẳng thắn về cơ hội tạo bước phát triển đột phá bền vững của nông nghiệp trong thời kỳ mới.

Tiềm năng lớn, nhưng nhiều rào cản

 

"Với vai trò “bà đỡ”, Chính phủ cần xây dựng chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho DN, HTX ứng dụng KHCN; điều tra, khảo sát thông tin, dự báo về sản phẩm, thị trường cho nông dân và DN; đẩy mạnh xúc tiến thương mại. DN ứng dụng công nghệ cần được tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản, giảm thuế thu nhập DN.

PGS-TS Đinh Dũng Sỹ -
Vụ trưởng Vụ Pháp luật -
Văn phòng Chính phủ

Theo PGS-TS Đinh Dũng Sỹ, tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững nên là lựa chọn trọng tâm cho phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019 cũng như 10 năm tới.  Đặc biệt khả năng xuất khẩu nông sản còn rất lớn, nếu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn. Thị trường trong nước với 96 triệu dân đang khao khát thực phẩm sạch cũng là dư địa lớn cho phát triển nông nghiệp bền vững.

PGS-TS Đinh Dũng Sỹ khẳng định, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để cơ cấu lại nền nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để phát triển nông nghiệp bền vững. 

Đồng tình với quan điểm đó, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp được các nước ứng dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả cao. Tại Việt Nam một số doanh nghiệp (DN) đã áp dụng số hoá vào sản xuất kinh doanh từ giống, canh tác, thu hoạch, phân phối tiêu dùng. Tuy nhiên, ứng dụng này mới được một số DN triển khai. Để khai thác được tiềm năng và chuyển đổi cách sản xuất, tiếp cận sự đổi mới ứng dụng công nghệ mới cần nghiên cứu chính sách và DN trong việc thúc đẩy tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.

Bà Nguyễn Thị Luyến - Trưởng ban Thể chế kinh tế (CIEM) cho biết, ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Làn sóng đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật sẽ diễn ra mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương mại. Theo đó, sức ép cạnh tranh cũng lớn hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì cần nghiên cứu, áp dụng những thành tựu 4.0 vào sản xuất và quản trị tài chính trang trại thông minh.

Tại Việt Nam, trong thời gian qua ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp đã có những điểm sáng, một số DN, hợp tác xã, người dân ứng dụng công nghệ thông minh trong các khâu, công đoạn khác nhau mang lại kết quả tích cực. Một số DN đã ứng dụng công nghệ thuỷ canh hồi lưu; nuôi trồng không sử dụng đất, không tưới nước, môi trường sống được kiểm soát bởi hệ thống máy tính và các thiết bị IOT nhằm đảm bảo môi trường tốt cho cây.

Để đạt được kết quả này, theo bà Luyến, thời gian qua nhiều chủ trương, chính sách được ban hành tạo nền tảng cho tiếp cận và thực hành nông nghiệp 4.0. Tuy nhiên, sự tham gia ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp chưa nhiều; tập trung chủ yếu vào một số khâu, công đoạn và còn manh mún, tự phát.

Công nghệ - lĩnh vực cần ưu tiên

Theo ông Sỹ, để tạo bước phát triển đột phá, bền vững trong nông nghiệp, chúng ta phải kết nối được các DN, nhà đầu tư với nông dân; mở rộng hạn điền và cho phép chuyển đổi sử dụng mục đích đất nông nghiệp một cách thông thoáng, linh hoạt hơn, nhất là chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản, gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, khuyến khích thành lập DN nông nghiệp.

Một yếu tố cũng rất quan trọng khác theo ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng CIEM là phải lựa chọn công nghệ phù hợp, sản phẩm phù hợp gắn với mỗi vùng miền và thị trường. Thực hiện ưu tiên phát triển nông nghiệp 4.0 ở các nơi có điều kiện nhưng không loại trừ các hình thái sản xuất nông nghiệp truyền thống. Đặc biệt, lấy DN làm trung tâm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến, hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm bền vững.

Cùng với các giải pháp đưa ra liên quan đến đất đai, hạ tầng, cơ sở dữ liệu, ông Lê Xuân Bá - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc hỗ trợ tín dụng cho nông dân, các DN, trang trại trong phát triển và ứng dụng công nghệ 4.0 ở tất cả các lĩnh vực trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm là cần thiết.

“Cần nghiên cứu, sớm xác lập quyền tài sản nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tiêu… trên đất nông nghiệp để DN có cơ sở vay vốn. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ ổn định là chìa khóa để nông nghiệp công nghiệp cao, nông nghiệp thông minh”, ông Lê Xuân Bá đánh giá.

Theo Dân Việt


Tags

Chia sẻ trên

17/11/2018 | Đăng bởi: Anh Thơ

Ra "chợ" toàn cầu, nông sản Việt phải đẹp và chất

Đó là khẳng định của các chuyên gia, nhà quản lý tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ III chủ đề “Khơi nguồn nông sản Việt”. Theo đó, việc liên kết, tháo gỡ các điểm nghẽn phải được thực hiện một cách bài bản và đồng bộ.

20/11/2018 | Đăng bởi: Nguyên Hạnh

Đất và vốn “cản đường” doanh nghiệp làm nông

Một trong những thành quả ấn tượng nhất của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là thu hút số lượng lớn doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, tăng tới 2,5 lần so với năm 2012. Tuy nhiên, con số này được đánh giá chưa đạt được như kỳ vọng.

16/11/2018 | Đăng bởi: Nguyễn Tố

Giá nông sản hôm nay 16/11: Giá cà phê tăng 300 đồng/kg, giá tiêu không đổi

Phiên cuối tuần này thị trường nông sản ghi nhận sự chuyển biến tích cực của giá cà phê khi có 2 ngày tăng liên tiếp, dù mức tăng chỉ 400-500 đồng nhưng cũng giúp nông dân phấn khởi hơn. Trong khi đó giá tiêu vẫn không đổi so với hôm qua, dao động ở mức 55.000-57.000 đồng/kg.