Lễ Thượng Điền khai đồng sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân giống HG507 theo mô hình ứng dụng Chuyển đổi số
12/02/2022 | Tác giả: Admin
Hòa chung với không khí tết của xuân Nhâm Dần, không khí lễ hội Lồng Tồng của bà con đồng bào dân tộc Hà Giang, ngày 7/2/2022 Công ty cổ phần An Đạt Thành Hà Giang phối hợp với 11 hộ nông dân tại thôn Bế Chiều cùng với Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND xã Quang Minh
Hòa chung với không khí tết của xuân Nhâm Dần, không khí lễ hội Lồng Tồng của bà con đồng bào dân tộc Hà Giang, ngày 7/2/2022 Công ty cổ phần An Đạt Thành Hà Giang phối hợp với 11 hộ nông dân tại thôn Bế Chiều cùng với Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND xã Quang Minh, công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hòa Phú, Công ty cổ phần Quản lý và truyền thông Micviet, Công ty cổ phần Nông nghiệp số VIDAS, Công ty cổ phần công nghệ Xác thực số đã tổ chức xuống đồng cấy lúa vụ xuân theo mô hình trình diễn và sản xuất gạo hữu cơ ứng dụng công nghệ chuyển đổi số.
Đây là mô hình đầu tiên do Công ty cổ phần Nông nghiệp số VIDAS điều phối tổ chức thực hiện kết hợp các đối tác để triển khai thí điểm mô hình. Đây là mô hình đầu tiên có sự ứng dụng công nghệ kết hợp tất cả các bên trong chuỗi sản xuất, từ khâu vật tư đầu vào, khâu sản xuất, tổ chức truyền thông tiếp thị, phân phối, bán hàng, giám sát sản xuất để giúp người mua mua được sản phẩm có chất lượng đúng cam kết của nhà sản xuất, giá thành hợp lý; Giúp nhà sản xuất yên tâm sản xuất vì đã có đơn đặt hàng trước, ứng dụng công nghệ Nhật ký điện tử, truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử vào để bán hàng trước nâng cao uy tín thương hiệu và kinh doanh bền vững.
Các hộ Nông dân thôn Bế Chiều đang làm đất để gieo Mạ
Các hộ Nông dân thôn Bế Chiều đang làm Mạ
Mạ khay được tách để mang đi cấy
Bà con thôn Bế Chiều cấy lúa theo mô hình trình diễn đúng dịp lễ hội Lồng Tồng.
Lễ hội Lồng Tồng của bà con thôn Bế Chiều, xã Quang Minh
Đại diện các bên chụp ảnh kỷ niệm tại mô hình trình diễn.
Từ sự thành công của mô hình này, VIDAS và các đối tác sẽ rút kinh nghiệm và tiếp tục mở rộng mô hình ở quy mô khoảng 400ha trong thời gian tới và nhân bản mô hình này sang các sản phẩm khác như thủy sản, dược liệu… tại địa bàn Hà Giang để hướng đến mục tiêu đưa Quang Bình nói riêng và Hà Giang nói chung trở thành địa phương phát triển mạnh về nông nghiệp dựa trên các nền tảng công nghệ chuyển đổi số.