Hành trình chuyển đổi số trong phát triển sinh kế của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

Hành trình chuyển đổi số trong phát triển sinh kế của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

13/06/2022 | Tác giả: VIDAS


Mới đây, Hội nghị tổng kết dự án VED-GREAT I4.0 và chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển thị trường nông sản bản địa qua kênh thương mại điện tử đã diễn ra tại Hà Nội.

Hành trình chuyển đổi số trong phát triển sinh kế của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số

Dự án tập trung vào nâng cao kỹ năng bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng mạng lưới giao dịch thương mại điện tử, tham gia cải thiện chính sách đối với sản phẩm của người dân tộc thiểu số và hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận thị trường với sản phẩm điện tử -các nền tảng giao dịch thương mại.thúc đẩy nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn 2 tỉnh Sơn La và Lào Cai.

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe đại diện của Tổ chức Great, VietED chia sẻ cách tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0  hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm, kết nối thị trường, chuỗi giá trị,phát triển sinh kế trong những năm qua; những điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế giỏi, doanh nghiệp nữ khởi nghiệp thành công chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu quả; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thông tin về tình hình tiếp cận chính sách tín dụng của phụ nữ dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế - xã hội…

Dự án VED-GREAT I4.0 đã thực hiện 08 khóa tập huấn được tổ chức trực tiếp tại 2 tỉnh, nội dung đi sâu vào các vấn đề: Xây dựng chiến lược marketing; cách chụp ảnh và xây dựng câu chuyện cho sản phẩm; kỹ năng, quy trình bán hàng trên sàn TMĐT. Các HTX/THT/Doanh nghiệp được hỗ trợ mở gian hàng, bán sản phẩm trên sàn TMĐT VoSo, Vidas. Trên 100% các HTX tham gia tập huấn đã áp dụng bán hàng trên các kênh facebook, zalo, và đã có doanh thu khi bán hàng trên các kênh này. 20 HTX được hỗ trợ xây dựng Website và tập huấn, bán hàng trên Website. 21 HTX được hỗ trợ nâng cấp chuẩn hoá tiêu chuẩn hình ảnh, nhận diện thương hiệu (thiết kế logo; đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bản quyền) 12 HTX được hỗ trợ nâng cấp chuẩn hoá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ra thị trường (test sản phẩm, xây dựng mã số mã vạch) được hướng dẫn từ chuyên gia Sàn eCo: Voso, Vidas , Lazada, cho các Cbe/HTX tham gia dự án...

Chị Hồng, chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Suối Bàng chia sẻ: Nỗi lo của HTX về tiêu thụ sản phẩm giảm đi đáng kể từ khi tham gia vào dự án. Trước đây, sản phẩm của HTX chỉ loanh quanh trong huyện hay tỉnh. Nhưng bây giờ, thông qua sự hỗ trợ của dự án, sản phẩm của chúng tôi được biết đến nhiều hơn. Đặc biệt, trong năm 2021 vừa rồi, dịch Covid như vậy mà doanh thu bán hàng trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội của HTX chiếm hơn 40% tổng doanh thu của HTX. Bản thân tôi bây giờ cũng biết cách làm thế nào để viết bài, chụp ảnh sản phẩm để bán hàng.

Tham gia những lớp tập huấn của dự án VEDCi4.0 của Great, chị Nguyệt Anh và các thành viên trong HTX Bưởi Múc đã biết cách xử lý hình ảnh, xây dựng câu chuyện, đăng bài và cập nhật bài trên facebook, zalo để quảng bá hình ảnh bưởi Múc ấn tượng hơn.

Theo báo cáo tổng kết dự án của VietED, trên 1.000 đơn hàng đặt mua sản phẩm của các HTX trên sàn Voso và Vidas, giá trị đơn hàng dao động từ 20.000 VNĐ – 500.000 VNĐ/đơn hàng, 100% các HTX bán hàng trên kênh facebook, zalo đã có doanh thu, thống kê doanh thu bình năm 2021 của các HTX khi bán trên kênh này dao động từ 500.000.000VNĐ – 1.200.000.000 VNĐ. 13 HTX được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm qua các kênh siêu thị, cửa hàng tiện ích trong hệ thống tiêu thụ vủa VietHarvest. Một số sản phẩm điển hình như: Mật ong tiêu thụ 100l; cam tiêu thụ 1.213kg; xoài Yên Châu tiêu thụ khoảng 1000kg;....03 HTX được kết nối với UBND huyện, Sở KHCN tỉnh Sơn La và đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Nhãn Sơn La” của tỉnh Sơn La và được hỗ trợ 01 máy in tem/HTX. 30 Cbe/HTX được xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh để tiếp tục đồng hành. 10 nhóm sản phẩm được Mapping/Sơ đồ hoá quy trình sản xuất và thương mại.

Trong phần tọa đàm của chương trình, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận các yếu tố tạo nên thành công của hành trình chuyển đổi số, sự thay đổi tới hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham gia dự án; những thách thức, rào cản mà phụ nữ dân tộc thiểu số phải đối mặt trong tiếp cận chính sách và phát triển sinh kế; các giải pháp và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đơn vị và địa phương trong hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển sinh kế bền vững.

Hội thảo có sự tham gia của trên 80 đại biểu là Đại diện Văn phòng GREAT, Đại diện Ban quản lý dự án GREAT tại tỉnh tỉnh Lào Cai; Đại diện đối tác tham gia dự án: Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel; VietHarvets; sàn TMĐT VIDAS; sàn TMĐT Sao Việt; TMT Consulting; Hội LHPN Việt Nam; Đại diện các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước: Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế tại Viet Nam; Tổ chức CARE Việt Nam; đại điện Ngân hàng LienVietPost Bank; Ngân hàng Chính sách xã hội; các nhân vật chính của dự án là  đại diện trên 40 tổ nhóm, Hợp tác xã, doanh nghiệp đến từ 2 tỉnh Lào Cai và Sơn La.


Chia sẻ trên

12/02/2022 | Đăng bởi: Admin

Lễ Thượng Điền khai đồng sản xuất lúa hữu cơ vụ xuân giống HG507 theo mô hình ứng dụng Chuyển đổi số

Hòa chung với không khí tết của xuân Nhâm Dần, không khí lễ hội Lồng Tồng của bà con đồng bào dân tộc Hà Giang, ngày 7/2/2022 Công ty cổ phần An Đạt Thành Hà Giang phối hợp với 11 hộ nông dân tại thôn Bế Chiều cùng với Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND xã Quang Minh

11/12/2023 | Đăng bởi: Huyen

Cam Sành - Quả ngọt trên đất ngọc Lục Yên

Trên triền đồi xanh ngát, những trái cam chín vàng như điểm tô hêm sắc màu cho mùa xuân nơi đất ngọc Lục Yên. Cam sành - loại cây trồng mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân huyện Lục Yên rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng “đất ngọc” đã mang đến những mùa quả ngọt cho mảnh đất này.

10/02/2022 | Đăng bởi: Duy Bùi

Lúa hữu cơ Quảng Trị nhắm thị trường Âu, Mỹ

Công ty Thương mại Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ liên kết với các HTX sản xuất khoảng 1.000 ha lúa hữu cơ để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ.