Lực lượng sản xuất nông nghiệp

Gỡ khó trong di chuyển của các lực lượng sản xuất nông nghiệp phía nam

21/08/2021 | Tác giả: Hải Yến


Tổ công tác đặc biệt phía nam của Bộ NN & PTNT cho biết, tình hình lưu thông vận chuyển nông sản ở các tuyến giao thông như quốc lộ, tỉnh lộ giữa các tỉnh với nhau và với TPHCM đã đi vào ổn định. Tuy nhiên, tại một vài tuyến đường liên ấp, liên xã, do lực lượng kiểm soát tại chỗ vẫn chưa cập nhật chỉ đạo chung nên còn gây khó khăn trong việc đi lại cho các lực lượng tham gia sản xuất và lưu thông nông sản, hàng hóa.

Gỡ khó trong di chuyển của các lực lượng sản xuất nông nghiệp phía nam
Lâm Đồng vận chuyển nông sản ủng hộ TPHCM và các tỉnh phía nam - Ảnh minh họa

Theo đánh giá của Tổ công tác, do tính chất, mức độ của dịch COVID-19 khác nhau ở các tỉnh, thành phố dẫn đến việc thực hiện quy định phòng, chống dịch bệnh cũng khác nhau trong kiểm tra, kiểm soát, cách ly, thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, những khó khăn nêu trên đã cơ bản được tháo gỡ nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và sự chủ động vào cuộc của địa phương.

Tổ công tác cho biết, tình hình lưu thông vận chuyển nông sản cũng như việc đi lại của lực lượng lao động nông nghiệp ở các tuyến giao thông như quốc lộ, tỉnh lộ giữa các tỉnh với nhau và với TPHCM đã đi vào ổn định. Tuy nhiên, tại một vài địa phương, ở các tuyến đường liên ấp, liên xã, lực lượng kiểm soát tại chỗ vẫn chưa cập nhật chỉ đạo chung nên còn gây ra một số khó khăn trong việc đi lại cho các lực lượng tham gia sản xuất và lưu thông nông sản, hàng hóa.

Tổ công tác cũng đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh Nam Bộ tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tăng cường các hình thức liên kết sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu, kết nối cung cầu cho tất cả các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương, liên kết rải vụ thu hoạch nông sản để chủ động cung ứng và hạn chế hiện tượng thừa cung ở một vài thời điểm trong năm, trước mắt là lúa gạo trong năm 2021.

Ngoài ra, cần rà soát, triển khai các kế hoạch sản xuất trong tình hình hiện nay có tính toán đến thời gian bình thường mới, đẩy mạnh các giải pháp giảm giá thành sản xuất, tiết kiệm chi phí trong tất cả các hoạt động của chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản song song với việc mở rộng diện tích, sản lượng hàng hóa nông sản đạt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn của nhà thu mua, tiêu dùng.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát vật tư đầu vào cho sản xuất, hạn chế tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả và các hoạt động thương mại khác có thể dẫn đến khan hiếm hoặc tăng giá cục bộ, gây ảnh hưởng đến giá thành sản xuất cũng như lợi nhuận của nông dân. Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố cũng cần chủ động hơn trong việc phối hợp với Sở GTVT tháo gỡ các khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa nông sản và đề xuất với UBND tỉnh các vướng mắc nếu vượt thẩm quyền giải quyết.

Nguồn: http://baochinhphu.vn/


Chia sẻ trên

20/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Miến dong riềng Yên Lạc trên hành trình hướng đến sản phẩm OCOP

Với mong muốn khôi phục lại nghề làm miến dong truyền thống của địa phương đang dần bị mai một, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp xã Yên Lạc, huyện Như Thanh đã nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm miến dong riềng mang đặc trưng riêng.

21/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Du lịch nông nghiệp: Tiềm năng chờ khai thác

Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch dựa trên việc khai thác và trải nghiệm các giá trị tổng hợp từ thành quả của ngành nông nghiệp. Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, do vậy, phát triển du lịch gắn với khai thác lợi thế và thành quả của ngành nông nghiệp đã được xác định từ sớm. Theo đó, nhiều địa phương từ khắp Bắc, Trung, Nam đã và đang quan tâm xây dựng, đưa vào khai thác nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp hấp dẫn.

20/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Người tiêu dùng Chủ động cắt giảm chi phí sản xuất lúa gạo

Giá phân bón, vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, trong khi giá lúa có xu hướng giảm đang là thách thức lớn mà ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam nói chung, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng phải đối mặt hiện nay.