Canh tác sai lầm

Châu Âu: Canh tác sai lầm khiến hậu quả lũ lụt ngày càng thảm khốc

07/08/2021 | Tác giả: Hải Yến


Các tổ chức môi trường của Đức đang kêu gọi EU cải thiện các biện pháp phòng chống lũ lụt và thay đổi cách sử dụng đất nông nghiệp.

Châu Âu: Canh tác sai lầm khiến hậu quả lũ lụt ngày càng thảm khốc
Các nhà bảo vệ môi trường tin rằng ngành nông nghiệp là nạn nhân chính của lũ lụt, nhưng cũng có thể giúp bảo vệ thế giới khỏi lũ lụt tồi tệ trong tương lai. Ảnh: Shutterstock.

Động thái diễn ra vài tuần sau khi thảm họa lũ quét tàn phá nước Đức và khiến hơn 200 người chết trên khắp Tây Âu.

Theo Olaf Bandt, Chủ tịch tổ chức môi trường Đức (BUND), “Cần có sự kết hợp của các mảng ghép để bảo vệ khí hậu hiệu quả, chống lũ lụt sinh thái, và bảo vệ đất nhiều hơn khi phối hợp với các biện pháp phòng, chống thiên tai”.

Các nhà bảo vệ môi trường tin rằng ngành nông nghiệp, bản thân là nạn nhân chính của lũ lụt, cũng có thể giúp bảo vệ thế giới khỏi lũ lụt tồi tệ trong tương lai.

Trữ nước

“Nông nghiệp có thể ảnh hưởng đáng kể tới hiện tượng lũ lụt”, Matthias Meissner thuộc tổ chức BUND nói.

“Trên tất cả, khả năng lưu trữ nước của đất và giảm lượng nước chảy bề mặt do lượng mưa lớn là rất quan trọng ở đây”, ông giải thích.

Theo Meisner, cấu trúc đất và độ mùn trong đất là rất quan trọng để chống lũ lụt. Do đó, BUND đang yêu cầu đưa ra các quy định để đảm bảo độ che phủ đất quanh năm và luân canh cây trồng đa dạng - các phương pháp đã được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

Meissner cho rằng cần tiếp tục canh tác đất bằng máy móc hạng nặng để không làm đất bị nén chặt.

“Trong mắt tôi, rõ ràng là tồn tại việc thiếu tập trung vào bảo vệ đất trong cải cách Chính sách nông nghiệp chung CAP vừa được thông qua”, ông nói.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Nông lâm kết hợp Châu Âu (EURAF), Patrick Worms, lượng mưa lớn càng trở nên trầm trọng hơn do các chính sách sử dụng đất sai lầm.

Để chứa nước, cần có hàng rào và cấu trúc cây trên đất nông nghiệp, nếu không nước sẽ chảy vào cảnh quan môi trường.

“Những cánh đồng trống rộng lớn dễ bị xói mòn hơn rất nhiều khi có bão", Worms nói thêm: “Điều thực sự đáng tiếc là phần lớn việc tiêu hủy sản phẩm cây trồng ảnh hưởng bởi lũ lụt có thể dễ dàng tránh được mà không tốn hoặc ít tốn kém cho nông dân”.

Nhưng theo Meissner, thảm họa xảy ra ở các bang miền Tây nước Đức tại Rhineland-Palatinate và North-Rhine Westphalia không thể ngăn chặn được nếu không thay đổi phương thức canh tác.

Tăng cường đồng cỏ ẩm ướt (ngập nước) và rừng

Trong khi đó, tổ chức phi chính phủ Deutsche Umwelthilfe đang kêu gọi tăng cường nhất quán luật hiện hành về việc tuân thủ các dải đệm dọc theo các dòng nước và các khu bảo tồn, ví dụ như liên quan đến việc “tuân thủ thực hành nghề nghiệp tốt và bảo vệ đất trong canh tác đất nông nghiệp”.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/


Chia sẻ trên

06/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Đột phá từ nghị quyết về "tam nông"

Hơn 10 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW (ngày 5/8/2008) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã có những cách làm sáng tạo, đi đầu từ nhận thức đến hành động cụ thể. Nghị quyết về "tam nông" như luồng gió mới, khích lệ nông dân Quảng Ninh năng động, đổi mới tư duy trong phát triển sản xuất, thể hiện rõ vai trò chủ thể trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

07/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Kiến nghị nhiều giải pháp gỡ khó trong sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam

Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất, cung ứng nông sản tại 19 tỉnh thành phía Nam. Trong đó nêu ra hàng loạt khó khăn hiện nay và thời gian sắp tới… cũng như kiến nghị nhiều giải pháp gỡ.

06/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Chuyển đổi số để thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam

Chuyển đổi số trong nông nghiệp được xác định là một hành trình xuyên suốt, liền mạch để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam.