Trí tuệ nhân tạo

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp: Xu hướng mới của toàn cầu

20/07/2021 | Tác giả: Hải Yến


Trí tuệ nhân tạo (Al) hiện đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của kinh tế, đời sống xã hội. Và cũng theo xu hướng toàn cầu, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để phát triển nông nghiệp thông minh.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp: Xu hướng mới của toàn cầu

Theo nhiều dự báo, cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra các công nghệ hoàn toàn mới là động lực thúc đẩy cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất.

Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có nhiều tác động đến đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp thông minh được coi là xu hướng toàn cầu.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp: Xu hướng mới của toàn cầu

Nông nghiệp thông minh chính là việc ứng dụng thành tựu trí tuệ nhân tạo và phương tiện liên lạc, điều khiển hiện đại vào từng khâu sản xuất. Bằng thiết bị liên lạc, người nông dân có thể kết nối với các thiết bị lắp đặt trên đồng ruộng nhờ vào hệ thống cảm biến thu thập, phân tích dữ liệu.

Một khái niệm khác cũng được sử dụng cho cách thức này là ứng dụng Internet vạn vật (IoT). Toàn bộ chu trình thu thập và xử lý dữ liệu hoàn toàn tự động, đến người nông dân sẽ là phương án chờ quyết định cuối cùng, về sức khỏe cây trồng vật nuôi, về dịch bệnh, đất, nước hay dự báo xu thế thời tiết...

IoT là điểm khởi đầu, khi áp dụng đại trà sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp, tối ưu hóa cả một hệ thống sản xuất, đưa lại năng suất vượt trội so với canh tác truyền thống trong khi giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa trí tuệ nhân vào sản xuất nông nghiệp, một trong số đó là quốc gia Trung Đông Israel. Được coi là nền nông nghiệp trên sa mạc, từ lâu Israel đã tập trung đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ nhằm chinh phục thiên nhiên để nuôi trồng. Ngoài những công nghệ sẵn có, nhiều doanh nghiệp của Israel hiện đang tích cực đưa AI vào nông nghiệp, tiêu biểu là chương trình tích hợp AI Prospera.

Hệ thống canh tác kỹ thuật số của Prospera thu thập, số hóa và phân tích dữ liệu giúp người nông dân kiểm soát, tối ưu hóa sản xuất và tăng năng suất của cây trồng. Với dự đoán sản lượng chính xác lên đến 95% và cải thiện 30% về năng suất tổng thể, những nền tảng AI như Prospera hứa hẹn sẽ đưa nền nông nghiệp Israel lên một tầm cao mới.

Năm 2017, Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới cũng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nông nghiệp. Điều đáng chú ý là dự án AI trong nông nghiệp tại Ấn Độ được Microsoft tài trợ và người nông dân không cần dùng đến công nghệ cao.

Tất cả những gì họ cần là một chiếc điện thoại có tín năng nhận tin nhắn văn bản. Người nông dân sẽ nhận được thông báo bằng tin nhắn tự động về ngày gieo hạt, nguy cơ sâu bệnh tấn công, dự báo sản lượng và giá cả dựa trên những phân tích dữ liệu từ ba thập kỷ gần nhất kết hợp với các thông tin thu được qua vệ tinh về tình hình thời tiết và tăng trưởng của cây trồng qua từng giai đoạn ở hiện tại.

Chương trình được triển khai với sự tham gia của gần 4.000 nông dân tại một số bang. Kết quả, sản lượng tăng 30% đối với cây trồng, chi phí cho thuốc trừ sâu giảm đáng kể, và dự báo giá cả giúp chính phủ kịp thời có chính sách trợ giá cho nông dân.


Chia sẻ trên

19/07/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Việt Nam hướng tới hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững

(TBTCO) - Ngoài đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu dân, nông nghiệp Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu và đang hướng tới hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

19/07/2021 | Đăng bởi: YenVu

Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn đề nghị các Bộ: Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Xây dựng về việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012.

20/07/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Khi hợp tác xã nhập cuộc

Những năm qua, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Hà Nội ngày càng được củng cố và có bước phát triển hiệu quả. Bên cạnh mang lại thu nhập cho hàng triệu lao động nông thôn, khu vực kinh tế tập thể này còn đóng góp tích cực vào kết quả của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).