Không để thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Không để thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

23/10/2018 | Tác giả: Admin


Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay, thị trường đang diễn biến rất nhanh theo chiều hướng có lợi cho ngành tôm. Giá tôm nguyên liệu trong nước đã tăng trở lại ở mức cao, thời tiết thuận lợi là những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sản xuất, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Không để thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

 

Trước đó, ngày 10/9/2018, Bộ Thương mại Mỹ thông báo mức thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) từ ngày 1/2/2016 - 31/1/2017 là 4,58%, thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng cao, thị trường EU đã chuyển hướng tích cực từ tháng 7/2018... 

Nhằm tận dụng cơ hội thị trường và thực hiện thắng lợi các mục tiêu tăng trưởng của ngành, tránh bị thiếu hụt nguyên liệu vào các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố nuôi tôm ven biển chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp cụ thể. 

Theo đó, các địa phương cần khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ tại những vùng có tiềm năng và đáp ứng các quy định điều kiện nuôi tôm nước lợ. Đồng thời, áp dụng các giải pháp công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp để nâng cao năng suất, sản lượng tôm; khuyến khích liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, không để xảy ra dịch bệnh; thực hiện tốt việc quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi, khuyến cáo kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, phòng tránh khi môi trường không thuận lợi. 

Ngoài ra, các địa phương cần quản lý tốt chất lượng tôm giống, vật tư đầu vào trong nuôi trồng thuỷ sản; các cơ quan thanh tra chuyên ngành tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về: sản xuất, kinh doanh tôm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không có trong danh mục cho phép lưu hành; các địa phương đã ký quy chế quản lý giống tôm nước lợ tích cực chia sẻ thông tin để quản lý tốt chất lượng tôm giống. 

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương tiếp tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động thu mua, vận chuyển, sơ chế, chế biến để kịp thời ngăn chặn nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. 

Theo thống kê sơ bộ, 9 tháng qua, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt hơn 701.000ha (tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái), sản lượng nuôi đạt 509.400 tấn (tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái); giá trị xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD (giảm 1,1% so với cùng kỳ). 

Theo TBKD


Tags

Chia sẻ trên

23/10/2018 | Đăng bởi: Admin

Chanh đào lao đao chờ giải cứu

Hai năm nay, cứ vào vụ chanh đào, người nông dân lại khóc ròng vì giá rớt thê thảm.

23/10/2018 | Đăng bởi: Admin

Làm nông sản sạch có lo vòng xoáy rớt giá?

Trong khi trên thị trường nội địa, giá của trái thanh long hay bò thịt bị rớt thê thảm thì cũng loại trái cây, vật nuôi đó với "chuẩn" sạch như VietGAP, GlobalGAP vẫn được tiêu thụ dễ dàng với giá cao cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng về giá trị cao và ổn định của các loại nông sản sạch như thế nào.

22/10/2018 | Đăng bởi: Admin

Thêm 3 Công ty của Việt Nam được phép XK thịt gà và vỏ xúc xích sang thị trường Nhật Bản

Với việc mở rộng phạm vi sản xuất và loại sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu, dự kiến trong thời gian tới giá trị sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sẽ tăng lên đáng kể.