Tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

09/08/2021 | Tác giả: Hải Yến


Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một trong những giải pháp phát huy nguồn lực, mở hướng mới cho sản phẩm nông nghiệp, làng nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Cùng với phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm đạt chất lượng, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang đẩy mạnh kết nối với các sở, ngành, doanh nghiệp… trong việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
Ngày hội livestream đặc sản OCOP do ngành Nông nghiệp Hà Nội tổ chức vào tháng 6-2021. Ảnh: Đào Huyền

- Ông có thể cho biết một vài kết quả nổi bật của việc triển khai Chương trình OCOP tại Hà Nội thời gian qua?

- Tính đến hết năm 2020, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng, công nhận được 1.054 sản phẩm, vượt kế hoạch thành phố giao, trong đó có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,6%), 731 sản phẩm 4 sao (chiếm 69,4%), 306 sản phẩm 3 sao (chiếm 29%)… Chương trình OCOP của Hà Nội đã thu hút sự tham gia, đồng hành của 72 doanh nghiệp, 82 hợp tác xã, 101 hộ sản xuất, kinh doanh và đã giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động khu vực nông thôn.

Triển khai Chương trình OCOP năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu có khoảng 400 sản phẩm được xếp loại từ 3 sao trở lên và có 10 sản phẩm tiềm năng 5 sao tham gia đánh giá, được phân hạng sản phẩm cấp quốc gia. Thời điểm hiện tại, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổng hợp đăng ký của 30/30 quận, huyện, thị xã triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 với 2.349 sản phẩm thuộc các nhóm ngành hàng: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, ngành vải, may mặc, dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng. Trong đó, năm 2021 có 547 sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân loại.

- Những kết quả tích cực trong triển khai Chương trình OCOP của Hà Nội trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn, bất cập. Vậy ông có thể cho biết cụ thể vấn đề này?

- Mặc dù đạt được nhiều kết quả, tạo hiệu ứng tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhưng quá trình triển khai Chương trình OCOP tại Hà Nội vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. Đó là, sản phẩm đặc trưng của các địa phương dù nhiều song chủ yếu sản xuất theo phương thức thủ công, chất lượng, quy cách mẫu mã sản phẩm còn hạn chế nên thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP còn một số bất cập, kênh tiêu thụ sản phẩm chưa đa dạng…

- Với thực tế đó, thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tập trung triển khai những giải pháp nào để hóa giải những bất cập, hạn chế, hoàn thành mục tiêu đề ra, thưa ông?

- Trước mắt, ngành Nông nghiệp thành phố sẽ tập trung đánh giá, phân hạng các sản phẩm trên cơ sở đăng ký tham gia Chương trình OCOP của các quận, huyện, thị xã, bảo đảm đúng tiêu chí, quy trình của bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Về “bài toán” nguồn lực, thành phố sẽ tạo cơ chế để cán bộ quản lý nhà nước trực tiếp tham gia điều hành Chương trình OCOP từ thành phố đến cấp xã và đại diện chủ thể có sản phẩm tiêu biểu, lợi thế… Khi dịch Covid-19 được khống chế, ngành Nông nghiệp sẽ kiến nghị thành phố tổ chức đoàn công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố tiêu biểu trong triển khai Chương trình OCOP.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung đẩy mạnh liên kết để kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP. Trong năm 2021, thành phố phấn đấu có từ 30 đến 40 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn; đồng thời, hỗ trợ 1.054 sản phẩm của 255 chủ thể đã được phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng cấp thành phố tham gia các hoạt động kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ quan chức năng thành phố sẽ triển khai những công việc cần thiết để khi dịch Covid-19 được kiểm soát là có thể tổ chức giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền tại tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ); đồng thời tổ chức diễn đàn giao thương sản phẩm OCOP và hướng dẫn liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Cùng với đó là tổ chức các sự kiện tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, kết hợp tư vấn giới thiệu và bán hàng... Mặt khác, ngành Nông nghiệp sẽ hỗ trợ các sản phẩm OCOP tham gia hội chợ do các ngành, hoặc các tỉnh, thành phố tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP Hà Nội với cả nước và quốc tế.

Chú trọng nâng cấp sản phẩm OCOP, Hà Nội sẽ định hướng, khuyến khích các chủ thể đầu tư, ứng dụng thiết bị, khoa học kỹ thuật, công nghệ thế hệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đồng thời bảo đảm tăng trưởng bền vững, an toàn môi trường sinh thái, vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó là hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP cấp thành phố về thiết kế nhãn hiệu, nhãn mác trên bao bì sản phẩm; tem sản phẩm… nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP đã được phân hạng sao cấp thành phố.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: https://tienphong.vn/


Chia sẻ trên

09/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Khu vực kinh tế tập thể, HTX cần sự hỗ trợ của Chính phủ

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ: nhiều HTX cung ứng, tiêu thụ sản phẩm lương thực, thực phẩm, hàng chế biến đang thể hiện rõ vai trò của mình trong chuỗi cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm cho người dân cả nước trong bối cảnh dịch bệnh.

10/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Chung tay xây dựng "luồng xanh", "vùng xanh" cho nông sản

Những khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có những kế hoạch cụ thể để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Cùng với đó, việc giữ vững các thị trường xuất khẩu cũng là một thách thức đặt ra với ngành này.

09/08/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Nha Trang: Chuyển 383ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của TP. Nha Trang.