Nâng cao năng lực dự báo thị trường

Thanh Hoá: Nâng cao năng lực dự báo thị trường trong sản xuất nông nghiệp

15/10/2021 | Tác giả: Hải Yến


Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã không ngừng nâng cao năng lực dự báo thị trường, làm cơ sở để các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, định hướng phát triển sản xuất cho bà con nông dân trong tỉnh.

Thanh Hoá: Nâng cao năng lực dự báo thị trường trong sản xuất nông nghiệp
Nông dân xã Định Liên (Yên Định) mở rộng diện tích trồng khoai lang, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Được biết, để đưa ra dự báo thị trường sát với thực tế, các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát, phân tích, đánh giá, dự báo về những yếu tố tác động, chi phối đến việc lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở đó, khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân sản xuất các sản phẩm phù hợp, với số lượng hợp lý theo từng vụ cụ thể.

Qua số liệu thu thập thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá về nhu cầu sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm của người dân trong tỉnh đối với từng loại sản phẩm, như: gạo 65.969 tấn, thịt các loại 10.445 tấn, trứng 54,974 triệu quả, cá, tôm các loại 5.717 tấn, rau củ các loại 35.000 tấn. Trên cơ sở đánh giá về nhu cầu sử dụng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân tích năng lực sản xuất của từng loại sản phẩm trên địa bàn tỉnh hiện nay, cụ thể như: gạo khả năng sản xuất trong tỉnh đạt 83.217 tấn/tháng, dư 17.248 tấn/tháng; thịt các loại sản xuất đạt 23.540 tấn/tháng, dư 13.095 tấn/tháng; thủy sản sản xuất đạt 18.082 tấn/tháng, dư 12.365 tấn/tháng; rau quả sản xuất đạt 60.154 tấn/tháng, dư 24.971 tấn/tháng; trứng gia cầm trong tỉnh năng lực sản xuất mới đạt 30% nhu cầu sử dụng của người dân trong tỉnh, nên hiện đang cần cung cấp từ tỉnh ngoài khoảng 38,5 triệu quả/tháng. Ngoài ra, sở cũng đánh giá khả năng cung cấp những sản phẩm chính ra các tỉnh ngoài, gồm: gạo khoảng 3.000 tấn/tháng, thịt lợn hơi 3.000 tấn/tháng, thịt gia cầm hơi 1.100 tấn/tháng, cá và tôm các loại 6.700 tấn.

Cùng với đó, sở cũng nhận định, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nên dự báo sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, lưu thông hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm ớt tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các loại rau quả cao cấp đi Nhật Bản, các nước EU... Đồng thời, dự báo nhu cầu tiêu thụ và phục vụ chế biến nội địa có xu hướng tăng. Ngoài ra, sở còn phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, như: năng lực dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp nông nghiệp trong tỉnh khó khăn do thời hạn bảo quản, sử dụng của nông sản ngắn; hệ thống kho lạnh, công nghệ bảo quản còn yếu nên các doanh nghiệp không dám mua dự trữ nhiều.

Trên cơ sở đánh giá về nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm trong tỉnh, khả năng cung ứng ra tỉnh ngoài và dự báo thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tiến hành gieo trồng các loại cây, như: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại. Đây là các loại cây trồng phục vụ cho tiêu thụ trong nước và chế biến, xuất khẩu tại một số thị trường truyền thống. Mở rộng diện tích các đối tượng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ, chế biến nội địa như: khoai tây chế biến, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, hành tỏi, các loại hoa... Hướng dẫn bà con nông dân trồng rải vụ đối với cây rau nhằm giảm hiện tượng vừa thừa vừa thiếu.

Đối với các sản phẩm chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng cho các địa phương và người chăn nuôi duy trì phát triển chăn nuôi, tăng cường tái đàn lợn, đàn gia cầm, đẩy mạnh việc xuất bán các sản phẩm vật nuôi cho tiêu thụ trong tỉnh và tỉnh ngoài, duy trì công suất giết mổ tại nhà máy giết mổ gia cầm để cung cấp sản phẩm gia cầm cho các tỉnh phía Bắc và nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh. Tập trung nâng cao năng lực sản xuất trứng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh.

Trước mắt, những tháng cuối năm, toàn tỉnh duy trì sản xuất hơn 12.000 ha cây ăn quả, khoảng 45.000 ha cây trồng vụ đông; đàn trâu 190.000 con, sản lượng thịt trâu xuất chuồng 3.400 tấn; đàn bò 260.000 con, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 4.800 tấn, sữa bò tươi 18.000 tấn; đàn lợn 1.150.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 38.000 tấn; gia cầm 22 triệu con, sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng 16.000 tấn, sản lượng trứng 45 triệu quả.

Hiện tại, ngành nông nghiệp đang tích cực đấu mối, nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp chung của cả nước từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời, khảo sát, theo dõi nhu cầu, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, cập nhật diễn biến tình hình dịch COVID-19, phân tích mức độ và phạm vi ảnh hưởng, từ đó đưa ra các dự báo sát thực về nhu cầu thị trường, làm cơ sở để xây dựng phương án, kế hoạch, định hướng sản xuất nông nghiệp cho các huyện, thị xã, thành phố trong năm 2022.

Nguồn: https://baothanhhoa.vn/


Chia sẻ trên

14/10/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Người phụ nữ viết nên câu chuyện đam mê từ nông nghiệp

Năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Moris Trần Thị Hường - chuyên sản xuất và chế biến sâu các mặt hàng nông sản (xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai) đã viết nên câu chuyện đam mê của mình từ nông nghiệp, đồng thời khẳng định vị thế của phụ nữ thời đại mới.

15/10/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

HND TX Quảng Yên: Phát triển sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu địa phương

Thời gian qua, HND TX Quảng Yên luôn sát cánh cùng hội viên, nông dân trong việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản ra thị trường...

14/10/2021 | Đăng bởi: Hải Yến

Mở rộng vùng trồng cây ăn quả công nghệ cao

Những năm gần đây, nông nghiệp Thủ đô đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hàm lượng “chất xám” gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp mang lại chất lượng và giá trị kinh tế cao. Thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp phù hợp với xu thế thời đại, Hà Nội đã và đang nỗ lực mở rộng các vùng trồng cây ăn quả theo hướng công nghệ cao...