Nông dân Trung Quốc đua nhau livestream để làm giàu

Nông dân Trung Quốc đua nhau livestream để làm giàu

24/12/2018 | Tác giả: GCA


Rất nhiều người nông dân ở Trung Quốc đang tìm đến các ứng dụng truyền hình trực tiếp để bán sản phẩm, tiếp cận hàng nghìn khách hàng

Nông dân Trung Quốc đua nhau livestream để làm giàu

Khi nói tới người nổi tiếng làm livestream (truyền hình trực tiếp), có thể bạn sẽ nghĩ tới những cô gái hoặc chàng trai có ngoại hình rất đẹp, nói về những chủ đề như đời sống, ẩm thực hay thời trang. Tuy nhiên tại Trung Quốc, một trong những chủ đề được quan tâm nhất hiện nay là nông nghiệp.

Theo Abacus, những người nông dân livestream đã trở thành một đề tài rất được quan tâm trong thời gian gần đây, nhờ cú hích từ Alibaba. Công ty thương mại điện tử này vừa công bố một kế hoạch để giúp những người nông dân thoát nghèo, trong đó có cả mục đào tạo livestream cho khoảng 1.000 người nông dân.


Cô Chen Jiubei ở Hồ Nam, Trung Quốc đã bán được tới 1.000 tấn cam trong vòng 2 tuần nhờ livestream.

Tuy nhiên không chỉ giới thành thị mới livestream. Đây còn là công cụ được nhiều người dân ở nông thôn tận dụng để tiếp cận khách hàng. Theo số liệu từ Taobao, trong 3 năm qua đã có khoảng 100.000 người bán các sản phẩm nông nghiệp bằng hình thức livestream trên trang web này.Tính năng truyền trực tiếp được bổ sung vào ứng dụng Taobao từ năm 2016, và từ đó đã trở thành một trong những tính năng được yêu thích nhất. Các thương gia trên Taobao có thể livestream để bán đủ thứ, từ đồ thời trang tới ẩm thực.

Người nông dân nổi tiếng nhất trên Taobao có lẽ là cô Chen Jiubei, còn được biết đến với tên tài khoản Xiangxi Jiumei. Cô thường xuyên phát hình ảnh mình làm việc ở trang trại, nói chuyện về cách chăm sóc gia cầm, hay đơn giản là nấu bữa ăn tại nhà ở tỉnh Hồ Nam. Theo thông tin của Taobao, năm ngoái cô Chen đã bán được tới 1.000 tấn cam trong 13 ngày thông qua hình thức livestream.

Bên cạnh Taobao, nhiều nền tảng khác như Kuaishou cũng bắt đầu khai thác cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn. Người xem có thể theo dõi livestream để biết được nguồn gốc sản phẩm của mình, bởi nhu cầu ăn sản phẩm sạch đang ngày càng cao.

Nhiều người thì xem hình ảnh ở vùng quê vì nhớ nhà, hay chỉ muốn tìm sự khác biệt so với cuộc sống ở thành thị. Trong nhiều trường hợp, các video mang tính giải trí cao còn khiến chủ nhân trở nên nổi tiếng.

Vào tháng 9, Nhân Dân nhật báo của Trung Quốc đưa tin về hai anh em tại một trang trại nuôi dúi ở Giang Tây. Mỗi ngày, hai anh em lại vào chọn một con dúi để nấu ăn. Người xem luôn rất hào hứng chờ đón xem lý do họ chọn một con dúi là gì: có khi là vì nó quá béo, có khi là quá gầy, có khi vì trông nó quá đẹp.

“Con này béo quá, chắc tôi không đủ tiền cho nó ăn nữa. Có khi bữa sau phải cho nó lên đĩa thôi”, đây là một câu nói có thể bắt gặp trong video của cặp anh em.

“Tôi biết mấy con chuột tội nghiệp khổ như thế nào. Chủ của nó giống như sếp tôi vậy, làm gì ông ta cũng tìm ra lý do mà chửi tôi”, một độc giả chia sẻ. Cặp đôi này trở nên nổi tiếng đến mức có hẳn một game “chọn dúi” được làm trên điện thoại.

Tất nhiên, sự nổi tiếng cũng đồng nghĩa với thu nhập cao hơn. Theo Abacus, thu nhập của hai anh em từ việc bán dúi đã tăng vọt, trở thành niềm cảm hứng cho nhiều nông dân khác tham gia livestream.

Theo Zing.vn


Tags

Chia sẻ trên

24/12/2018 | Đăng bởi: Uyển Như

Năm buồn với xuất khẩu cà phê, thiệt hại 3.000 tỷ đồng vì mất giá

Suốt cả năm nay, dù gia tăng về lượng, song giá xuất khẩu (XK) cà phê liên tục ghi nhận theo chiều hướng đi xuống. Dự báo, bước sang năm 2019, ngành cà phê Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải nếm những "vị đắng" khi sản lượng sụt giảm và giá cả khó nhích lên.

25/12/2018 | Đăng bởi: Ngọc Phúc

Hoa tết mất mùa, được giá

Thời tiết năm nay diễn biến thất thường khiến nhiều làng hoa, quất cảnh ở tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bù lại, thời điểm hiện tại, hầu như hoa các nhà vườn đều đã được thương lái đặt thu mua hết với giá cao.

25/12/2018 | Đăng bởi: Duy Cường

Trại heo kỹ thuật cao gây ô nhiễm

Theo phản ánh của người dân xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An), kể từ khi trại S2 đi vào hoạt động thì người dân sống quanh khu vực này phải chịu cảnh khốn khổ vì mùi hôi thối từ trại heo bay ra.