Công bố 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia

Công bố 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia

12/01/2019 | Tác giả: Công Trí


Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của Việt Nam với 13 mặt hàng nông sản.

Công bố 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia

Theo danh mục ban hành, 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia là: lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, rau và quả, sắn và sản phẩm từ sắn, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

 

Theo Bộ NN&PTNT, trên thế giới đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, tùy theo từng điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu về chính trị, an sinh xã hội của mỗi quốc gia mà các nước này lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển.

Qua tổng quan kinh nghiệm quốc tế về xác định và phát triển sản phẩm chủ lực, có 4 nhóm tiêu chí chính mà hầu hết các nước đều sử dụng để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình, bao gồm: nhóm tiêu chí về kinh tế, nhóm tiêu chí về xã hội, nhóm tiêu chí về môi trường, nhóm tiêu chí về sản phẩm ưu tiên phát triển.

Theo TBKD


Tags

Chia sẻ trên

12/01/2019 | Đăng bởi: Duyên Duyên

Xuất khẩu 3,52 tỷ USD, điều Việt Nam đứng số 1 thế giới năm 2018

Xuất khẩu nhân điều của Việt Nam năm 2018 đạt 3,52 tỷ USD, chiếm thị phần trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nhân điều thế giới.

12/01/2019 | Đăng bởi: Thanh Loan

Cú hích cho chế biến rau quả xuất khẩu

Việc ra đời những nhà máy chế biến rau quả có công nghệ hiện đại, công suất lớn, trung tâm của chuỗi giá trị, được kỳ vọng sẽ mang lại cú hích cho rau quả Việt xuất khẩu gia tăng thêm nhiều giá trị trong thời gian tới.

11/01/2019 | Đăng bởi: GCA

Thực phẩm bẩn bủa vây mùa giáp tết

Do nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào dịp tết, các loại thực phẩm, bánh mứt kẹo, rượu bia... nguy hại không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trà trộn ngày càng nhiều trên thị trường.