Danh mục sản phẩm
Sủi cảo còn gọi là bánh chẻo được coi như một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực truyền thống Trung Hoa. Những chiếc sủi cảo tượng trưng cho sự đoàn viên, may mắn, tiền tài và hạnh phúc.
Đây là một món ăn có phần vỏ bột bọc bên ngoài còn bên trong là nhân thịt. Trước kia, người Trung Hoa hay ăn sủi cảo vào những dịp lễ tết, đặc biệt là trong đêm giao thừa để mong thật nhiều may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra, những viên sủi cảo có hình dáng trông giống đồng tiền xưa của Trung Quốc nên có ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có, sung túc trong năm. Không chỉ dừng lại là một món ăn trong những dịp lễ tết, ngày nay, sủi cảo thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người Trung Hoa hiện đại.
Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, tạo hình cho đến lúc ăn sủi cảo đều khá cầu kỳ. Chẳng hạn như, khi làm nhân, quá trình băm thịt và rau phải vang vọng, kéo dài tiếng của dao thớt chạm vào nhau. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ "có của". Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là "lâu dài và dư thừa". Và băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều thể hiện gia đình đó sẽ có cuộc sống đầm ấm, khá giả. Khi ăn sủi cảo, cũng phải có quy luật và tôn ti trật tự rõ ràng. Bát thứ nhất là để thờ cúng tổ tiên, tỏ lòng tôn kính cha ông quá cố. Bát thứ hai là để cúng thần thánh trong dân gian. Bát thứ 3 mới đến các thành viên trong gia đình thưởng thức. Khi ăn phải nhớ rằng, nên ăn số chẵn, không được ăn số lẻ.
Đây là một món ăn có phần vỏ bột bọc bên ngoài còn bên trong là nhân thịt. Trước kia, người Trung Hoa hay ăn sủi cảo vào những dịp lễ tết, đặc biệt là trong đêm giao thừa để mong thật nhiều may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra, những viên sủi cảo có hình dáng trông giống đồng tiền xưa của Trung Quốc nên có ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có, sung túc trong năm. Không chỉ dừng lại là một món ăn trong những dịp lễ tết, ngày nay, sủi cảo thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người Trung Hoa hiện đại.
Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, tạo hình cho đến lúc ăn sủi cảo đều khá cầu kỳ. Chẳng hạn như, khi làm nhân, quá trình băm thịt và rau phải vang vọng, kéo dài tiếng của dao thớt chạm vào nhau. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ "có của". Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là "lâu dài và dư thừa". Và băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều thể hiện gia đình đó sẽ có cuộc sống đầm ấm, khá giả. Khi ăn sủi cảo, cũng phải có quy luật và tôn ti trật tự rõ ràng. Bát thứ nhất là để thờ cúng tổ tiên, tỏ lòng tôn kính cha ông quá cố. Bát thứ hai là để cúng thần thánh trong dân gian. Bát thứ 3 mới đến các thành viên trong gia đình thưởng thức. Khi ăn phải nhớ rằng, nên ăn số chẵn, không được ăn số lẻ.
Hiển thị tất cả nội dung
Nhà Hàng Ánh Quang
Hiển thị tất cả nội dung
YÊU CẦU ĐẶT HÀNG ĐẾN Nhà Hàng Ánh Quang
Bình luận
Đánh giá sản phẩm
Để lại đánh giá của bạn